So sánh: Tai nghe truyền thống và tai nghe truyền âm thanh qua xương

Tai nghe chắc hẳn không còn là vật dụng xa lạ với con người trong cuộc sống hiện đại. Các loại tai nghe bạn hay dùng thường là các loại tai nghe nhét tai, tai nghe dạng chụp, tất cả chúng đều được tạo ra từ cách truyền âm truyền thống. Vậy bạn có bao giờ nghe qua tai nghe truyền âm qua xương? Cùng tham khảo tiếp bài viết dưới đây để có thể đánh giá rằng tai nghe truyền âm qua xương có tốt không nhé?

Công nghệ truyền âm của tai nghe truyền thống

Tai người sẽ tiếp nhận âm thanh từ tai nghe truyền thống giống như cách thu nhận âm thanh từ không khí.

Theo cơ bản, tai của chúng ta bao gồm tai ngoài, tai trong và tai giữa. Ở tai ngoài, vành tai đóng vai trò nhận đón nhận và hứng các âm thanh đi vào tai và truyền đến ống tai. Màng nhĩ ở tai giữa tiếp nhận âm thanh và chuyển hóa nó thành các rung động, rồi truyền đến tai trong mà bộ phận tiếp nhận âm thanh ở đó là ốc tai. Từ đây, âm sẽ được phát tán đến các dây thần kinh thính giác và truyền lên não giúp tai người nghe được âm thanh.

Cách dẫn truyền âm này giúp bạn nghe được các âm thanh sắc nét như thực. Nhưng ngược lại có thể khiến cho màng nhĩ của bạn bị tổn thương nếu nghe với âm lượng quá lớn hoặc thời gian sử dụng liên tục kéo dài.

Công nghệ truyền âm của tai nghe truyền âm qua xương

Công nghệ truyền âm qua xương  không làm thay đổi hoàn toàn cách truyền âm truyền thống mà chỉ thay thế bộ phận cảm tiếp nhận âm thanh. Xương thái dưỡng sẽ đóng vai trò tiếp nhận âm thanh và phân tích chúng thành các rung động và truyền trực tiếp đến ốc tai mà không cần đi qua màng nhĩ. Các rung động này từ đó tiếp tục được truyền lên các cơ quan cảm thụ âm thanh giúp bạn nghe được âm thanh đang phát ra.

Công nghệ truyền âm này không làm cho tai có cảm giác bị chói hay đau trong quá trình sử dụng lâu dài, tránh được tác động quá lớn của các âm thanh truyền vào tai.

Sự khác biệt trong quá trình truyền âm của 2 loại tai nghe

Tóm lại, so với tai nghe truyền thống thì tai nghe truyền âm qua xương vẫn có độ hiệu quả về khả năng truyền âm cũng như chất lượng âm thanh. Bên cạnh đó, việc giúp cho màng nhĩ có thời gian nghỉ ngơi và tránh được hiện tượng suy giảm thính giác là điểm cộng rất lớn cho tai nghe truyền âm qua xương

Đánh giá tai nghe OpenRun Pro truyền âm qua xương của Shokz

Để giúp bạn có cái nhìn khách quan và có thể đưa ra câu trả lời cho câu hỏi tai nghe truyền âm qua xương có tốt không? Hãy tham khảo bài đánh giá về tai nghe truyền âm qua xương OpenRun Pro của Shokz.

Tai nghe truyền âm qua xương OpenRun Pro với thiết kế mở linh hoạt

OpenRun Pro là sản tai nghe thể thao thiết kế mở chuyên dụng dành cho các vận động viên chuyên nghiệp, nhưng vẫn thích hợp cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng khi tham hoạt động thể thao ngoài trời. Chiếc tai nghe này có nhiều điểm nổi bật dựa theo các thông số kỹ thuật như sau:

  • Công nghệ truyền âm qua xương thế hệ thứ 9 (còn có tên gọi là Shokz TurboPitchTM) là công nghệ truyền âm tân tiến nhất của Shokz
  • Khả năng chống nước – kháng nước từ công nghệ IP55
  • Nhẹ nhàng, thoải mái với trọng lượng 26g
  • Pin sử dụng liên tục 10 tiếng và tính năng sạc nhanh 10 phút cho 2 giờ sử dụng
  • Kết nối Bluetooth 5.1 tăng khả năng kết nối với thiết bị lên đến 10 mét

Bên cạnh sự nổi trội về các thông số, thiết kế mở của tai nghe giúp bạn có khả năng kết nối với môi trường để nghe được các âm thanh cảnh báo từ môi trường và có thể tránh khỏi các nguy hiểm không đáng có. Thiết kế này còn tạo sự tiện lợi cho bạn khi dễ dàng vệ sinh tai nghe sau khi sử dụng, không tạo nên cảm giác bí tai khi sử dụng liên tục trong thời gian dài.

Âm Bass được cải tiến từ công nghệ truyền âm qua xương thế hệ 9 và cấu trúc lỗ thoát âm nghiêng 30 độ so với mặt tiếp xúc với xương thái dương, giúp bạn có thể trải nghiệm bữa tiệc âm nhạc thịnh soạn mà không bị tác động bởi độ rung khi truyền âm của tai nghe.

>>> Tham khảo thêm: Tai nghe truyền âm thanh qua xương có tốt không?

Khả năng kết nối với môi trường là điểm cộng của tai nghe OpenRun Pro

Tổng kết

Với sự so sánh giữa 2 công nghệ truyền âm từ tai nghe  truyền thống và tai nghe dẫn truyền âm thanh qua xương hy vọng bạn có thể nhận được câu trả lời rằng tai nghe truyền âm qua xương có tốt không? Hãy lưu lại các thông tin trên nếu bạn cảm thấy chúng hữu ích cho quá trình tìm kiếm tai nghe thể thao của mình nhé.

Recent Posts

Đau tai khi đeo tai nghe – nỗi “ám ảnh” của người dùng

Thích sử dụng tai nghe nghe nhạc để tăng cảm hứng cho mọi hoạt động nhưng hiện tượng đau tai…

2 years ago

Điểm danh các ứng dụng bóp eo được nhiều người yêu thích nhất

Chỉnh sửa hình ảnh luôn là một trong những thói quen và là sở thích của nhiều người trước khi…

2 years ago

Tai nghe truyền âm thanh qua xương mang đến những lợi ích gì cho người luyện tập thể thao?

Đeo tai nghe để nghe nhạc là một cách tuyệt vời để tận hưởng những bài hát yêu thích trong…

2 years ago

Những cách chọn tai nghe thể thao chuẩn không cần chỉnh

Nhiều người có sở thích sử dụng tai nghe để nghe nhạc trong lúc vận động thể thao nhưng gặp…

2 years ago

Tổng hợp các ứng dụng chỉnh tua nhanh video hot nhất hiện nay

Hiệu ứng quay phim tua nhanh ngày càng được nhiều bạn trẻ yêu thích và ứng dụng trong các lĩnh…

2 years ago

Sở hữu bức ảnh dáng “nuột” với top những app chỉnh body

Có phải bạn luôn e dè trong việc đăng tải những bức ảnh toàn thân của mình lên các trang…

2 years ago